![Hãng thông tấn chính thức KCNA của Bắc Triều Tiên đã cung cấp ảnh tên lửa được phóng lên ngày 05/04/2009.(Nguồn : Reuters)](http://www.rfi.fr/actuvi/images/112/Taepodong2_200_09_04_09.jpg)
Hãng thông tấn chính thức KCNA của Bắc Triều Tiên đã cung cấp ảnh tên lửa được phóng lên ngày 05/04/2009.
(Nguồn : Reuters)
(Nguồn : Reuters)
Bình Nhưỡng càng lúc càng gặp khó khăn trong việc xuất khẩu vũ khí vì Nghị quyết 1874 nhằm trừng phạt Bắc Triều Tiên đã tiến hành thử nghiệm hạt nhân và tên lửa. Các vụ tịch thu liên tiếp nhắm vào các chuyến hàng của Bắc Triều Tiên sẽ khiến cho các nước đặt mua chùn bước.
Cho đến giờ này, khách hàng của lô vũ khí Bắc Triều Tiên trên chiếc phi cơ bị chính quyền Thái Lan chận bắt ngày 12 tháng 12 vừa qua vẫn còn là một bí ẩn. Nhưng có một điều đã rõ là Bình Nhưỡng càng lúc càng gặp khó khăn trong việc xuất khẩu vũ khí vì bị nghị quyết nghiêm cấm của Liên Hiệp Quốc.
Theo các nhà quan sát, sở dĩ chính quyền Thái Lan phát hiện ra khối lượng 30 tấn vũ khí của Bắc Triều Tiên giấu trên chiếc phi cơ Il-76, đó là nhờ các thông tin tình báo do Hoa Kỳ cung cấp.
Khi tịch thu số vũ khí kể trên, chính quyền Bangkok chỉ thực thi Nghi Quyết 1874 của Hội Đồng Bảo An Liên Hiệp Quốc, ban hành vào tháng sáu nhằm trừng phạt Bắc Triều Tiên trên vấn đề thử nghiệm hạt nhân và tên lửa trước đó.
Ngày càng có nhiều chuyến tàu khả nghi của Bắc Triều Tiên bị chận xét
Dù không mang tính chất ràng buộc, nhưng nghị quyết này ngày càng được nhiều nước áp dụng gây trở ngại khá nhiều cho các thương vụ bán vũ khí của Bắc Triều Tiên. Giới quan sát ghi nhận là chỉ từ tháng sáu đến nay, một loạt những chuyến tàu tình nghi là chuyển vận hàng cấm của Bình Nhưỡng đã bị phát giác và một vài lô vũ khí đã bị tịch thu.
Cuối tháng sáu, đầu tháng bảy vừa qua, hành tung chiếc tàu Kang Nam 1 của Bắc Triều Tiên đã bị Hoa Kỳ theo dõi sát sao vì bị nghi ngờ chở theo vũ khí bán cho Miến Điện. Sau nhiều ngày lênh đênh trên biển, chiếc tàu rốt cuộc đã phải quay trở về Bắc Triều Tiên sau khi chính nước đặt mua là Miến Điện từ chối không cho cập bến.
Qua tháng tám, đến lượt chính quyền Tiểu Vương Quốc Ả Rập Thống Nhất chận giữ chiếc tàu gốc tích từ Úc mang tên ANL - Australia, nhưng mang cờ hiệu đảo quốc Bahamas. Trên chiếc tàu này, chính quyền Abu Dhabi phát hiện ra thiết bị quân sự chế tạo tại Bắc Triều Tiên và bán qua Iran, ngụy trang dưới tên gọi thiết bị dầu hỏa.
Cũng vào thượng tuần tháng 8, Ấn Độ đã góp phần áp dụng nghị quyết của Liên Hiệp Quốc khi chận giữ hai chiếc tàu của Bắc Triều Tiên ngay trong hải phận của mình để khám xét. Trong cả hai trường hợp này, không có mặt hàng khả nghị nào bị phát giác, nhưng rõ ràng là tuyến đường chuyển vận vũ khí qua ngả Ấn Độ đã trở nên bấp bênh đối với Bắc Triều Tiên.
Vào năm ngoái, chính quyền New Delhi đã từ chối không cho một chiếc phi cơ chuyên chở vũ khi từ Bắc Triều Tiên qua Iran mượn không phận Ấn Độ.
Các vụ tịch thu liên tiếp làm khách mua chùn bước Theo các nhà quan sát, những lô hàng bị phát hiện kể trên có thể chỉ là phần nổi của tảng băng, tuy là tác dụng răn đe không nhỏ. Bình Nhưỡng rất có thể vẫn tiếp tục xuất khẩu vũ khí, thế nhưng các vụ tịch thu liên tiếp nhắm vào các chuyến hàng chuyển vận bằng cả đường thuỷ lẫn đường hàng không, sẽ khiến cho các nước đặt mua chùn bước.
Cho đến nay, Giới quan sát cho rằng ngành xuất khẩu vũ khí là một nguồn thu ngoại tệ quan trọng cho Bắc Triều Tiên trong bối cảnh nước này càng lúc càng bị cô lập do chính sách hạt nhân của mình. Theo môt số nguồn tin, vũ khí bán ra mang lại cho chế độ mỗi năm khoảng một tỷ đô la.
Khách hàng của Bình Nhưỡng chủ yếu là các chế độ bị liệt vào loại bất hảo, các nhóm phiến quân, và nhất là Iran, khách hàng quan trọng của ngành công nghệ tên lửa Bắc Triều Tiên. Một khách hàng khác là Pakistan. Mới đây, một số nguồn tin cũng liệt Miến Điện vào diện khách hàng mua công nghệ hạt nhân của Bình Nhưỡng.
Theo tờ báo trên mạng AsiaTimes, nhiều chuyên gia phân tích về an ninh đã thẩm định rằng, với nguồn thu nhập từ vũ khí bị giảm sút, kèm theo với sự kiện người anh em Hàn Quốc cắt giảm trợ giúp kinh tế, Bắc Triều Tiên có thể bị đẩy vào tình thế khó khăn và chấp nhận quay trở lại vòng đàm phán sáu bên về giải trừ vũ khí hạt nhân. Mục tiêu là để tiếp tục được nhận viện trợ.
Dẫu sao thì đối với Hoa Kỳ, việc các nước sẵn sàng áp dụng nghị quyết trừng phạt Bắc Triều Tiên là những dấu hiệu tích cực, hỗ trợ cho nỗ lực ngoại giao của Washington nhằm lôi kéo Bình Nhưỡng trở lại bàn đàm phán về hạt nhân.
Trọng Nghĩa RFI
Theo các nhà quan sát, sở dĩ chính quyền Thái Lan phát hiện ra khối lượng 30 tấn vũ khí của Bắc Triều Tiên giấu trên chiếc phi cơ Il-76, đó là nhờ các thông tin tình báo do Hoa Kỳ cung cấp.
Khi tịch thu số vũ khí kể trên, chính quyền Bangkok chỉ thực thi Nghi Quyết 1874 của Hội Đồng Bảo An Liên Hiệp Quốc, ban hành vào tháng sáu nhằm trừng phạt Bắc Triều Tiên trên vấn đề thử nghiệm hạt nhân và tên lửa trước đó.
Ngày càng có nhiều chuyến tàu khả nghi của Bắc Triều Tiên bị chận xét
Dù không mang tính chất ràng buộc, nhưng nghị quyết này ngày càng được nhiều nước áp dụng gây trở ngại khá nhiều cho các thương vụ bán vũ khí của Bắc Triều Tiên. Giới quan sát ghi nhận là chỉ từ tháng sáu đến nay, một loạt những chuyến tàu tình nghi là chuyển vận hàng cấm của Bình Nhưỡng đã bị phát giác và một vài lô vũ khí đã bị tịch thu.
Cuối tháng sáu, đầu tháng bảy vừa qua, hành tung chiếc tàu Kang Nam 1 của Bắc Triều Tiên đã bị Hoa Kỳ theo dõi sát sao vì bị nghi ngờ chở theo vũ khí bán cho Miến Điện. Sau nhiều ngày lênh đênh trên biển, chiếc tàu rốt cuộc đã phải quay trở về Bắc Triều Tiên sau khi chính nước đặt mua là Miến Điện từ chối không cho cập bến.
Qua tháng tám, đến lượt chính quyền Tiểu Vương Quốc Ả Rập Thống Nhất chận giữ chiếc tàu gốc tích từ Úc mang tên ANL - Australia, nhưng mang cờ hiệu đảo quốc Bahamas. Trên chiếc tàu này, chính quyền Abu Dhabi phát hiện ra thiết bị quân sự chế tạo tại Bắc Triều Tiên và bán qua Iran, ngụy trang dưới tên gọi thiết bị dầu hỏa.
Cũng vào thượng tuần tháng 8, Ấn Độ đã góp phần áp dụng nghị quyết của Liên Hiệp Quốc khi chận giữ hai chiếc tàu của Bắc Triều Tiên ngay trong hải phận của mình để khám xét. Trong cả hai trường hợp này, không có mặt hàng khả nghị nào bị phát giác, nhưng rõ ràng là tuyến đường chuyển vận vũ khí qua ngả Ấn Độ đã trở nên bấp bênh đối với Bắc Triều Tiên.
Vào năm ngoái, chính quyền New Delhi đã từ chối không cho một chiếc phi cơ chuyên chở vũ khi từ Bắc Triều Tiên qua Iran mượn không phận Ấn Độ.
Các vụ tịch thu liên tiếp làm khách mua chùn bước Theo các nhà quan sát, những lô hàng bị phát hiện kể trên có thể chỉ là phần nổi của tảng băng, tuy là tác dụng răn đe không nhỏ. Bình Nhưỡng rất có thể vẫn tiếp tục xuất khẩu vũ khí, thế nhưng các vụ tịch thu liên tiếp nhắm vào các chuyến hàng chuyển vận bằng cả đường thuỷ lẫn đường hàng không, sẽ khiến cho các nước đặt mua chùn bước.
Cho đến nay, Giới quan sát cho rằng ngành xuất khẩu vũ khí là một nguồn thu ngoại tệ quan trọng cho Bắc Triều Tiên trong bối cảnh nước này càng lúc càng bị cô lập do chính sách hạt nhân của mình. Theo môt số nguồn tin, vũ khí bán ra mang lại cho chế độ mỗi năm khoảng một tỷ đô la.
Khách hàng của Bình Nhưỡng chủ yếu là các chế độ bị liệt vào loại bất hảo, các nhóm phiến quân, và nhất là Iran, khách hàng quan trọng của ngành công nghệ tên lửa Bắc Triều Tiên. Một khách hàng khác là Pakistan. Mới đây, một số nguồn tin cũng liệt Miến Điện vào diện khách hàng mua công nghệ hạt nhân của Bình Nhưỡng.
Theo tờ báo trên mạng AsiaTimes, nhiều chuyên gia phân tích về an ninh đã thẩm định rằng, với nguồn thu nhập từ vũ khí bị giảm sút, kèm theo với sự kiện người anh em Hàn Quốc cắt giảm trợ giúp kinh tế, Bắc Triều Tiên có thể bị đẩy vào tình thế khó khăn và chấp nhận quay trở lại vòng đàm phán sáu bên về giải trừ vũ khí hạt nhân. Mục tiêu là để tiếp tục được nhận viện trợ.
Dẫu sao thì đối với Hoa Kỳ, việc các nước sẵn sàng áp dụng nghị quyết trừng phạt Bắc Triều Tiên là những dấu hiệu tích cực, hỗ trợ cho nỗ lực ngoại giao của Washington nhằm lôi kéo Bình Nhưỡng trở lại bàn đàm phán về hạt nhân.
Trọng Nghĩa RFI
No comments:
Post a Comment